Tiếng Pháp – thứ tiếng được mệnh danh là ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới. Với kho tàng từ ngữ vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên giống như các ngôn ngữ khác. Tiếng Pháp cũng có hiện tượng vay mượn từ vựng từ nhiều đất nước khác trên thế giới. Bạn có đoán được đó là những quốc gia nào không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức mới mẻ về hiện tượng vay mượn từ trong tiếng Pháp đấy!
Trong Từ điển ngôn ngữ học và các ngành khoa học ngôn ngữ (1994, Larousse). Emprunt (sự vay mượn ngôn ngữ) được định nghĩa như sau:
- Có hiện tượng vay mượn ngôn ngữ khi một ngôn ngữ A sử dụng. Và dần dần tích hợp một đơn vị hoặc một yếu tố ngôn ngữ mà trước đó đã tồn tại trong một ngôn ngữ B (được gọi là ngôn ngữ nguồn). Ngôn ngữ A chưa từng biết đến trước đó. Chính đơn vị hoặc yếu tố được vay mượn đó cũng được gọi là “emprunt” (từ vay mượn);
- Hiện tượng vay mượn ngôn ngữ đã tồn tại từ rất lâu. Ngay cả trong thời cổ đại Hy-La (Hy Lạp và La Mã cổ đại). Và có lẽ còn xa hơn nữa, vào thời kỳ của người Sumer và Babylon. Ngay từ khi hình thành vào thế kỷ XI, tiếng Pháp cổ đã bắt đầu vay mượn từ các ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Ý, v.v.
Từ mượn tiếng Pháp từ Ả-rập:
Vào thời Trung Cổ, đặc biệt từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII, nền văn minh Ả Rập đạt đỉnh cao trong các lĩnh vực khoa học, y học, toán học, thiên văn học và triết học. Khi đó, phương Tây còn đang trong thời kỳ “Tăm tối” (Dark Ages). Nên nhiều tri thức của người Ả Rập đã trở thành nguồn cảm hứng. Và học hỏi cho các nền văn minh châu Âu, bao gồm Pháp.
Các từ mượn từ tiếng Ả Rập có tổng số là 419 từ (theo từ điển Le Robert 2010). Chúng đề cập đến các khái niệm thuộc về khoa học, thiên văn học, toán học, thực vật học, phong tục, v.v.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: abricot, alambic, alcazar, alchimie, alcool, algèbre. Algorithme, almanach, ambre, amiral, argan, arsenal, azimut, azur. Calibre, calife, caramel, chemise, chiffre, coton,couscous, épinard, jupe. Magasin, matelas, orange raquette, satin, savate, sinus (math.), sirop. Sofa, sucre, talc, tare, tarif, zéro
Từ mượn tiếng Pháp từ I-ta-li:
Từ năm 1494 đến năm 1559, khoảng thời gian diễn ra chiến tranh giữa Pháp và Ý, để giải quyết vấn đề này hai bên đã thống nhất đi tới thỏa thuận về cuộc hôn nhân ngoại giao giữa Catherine de Médicis (1519-1589) và Henri II (1519-1559). Catherine de Médicis sau này đã trở thành nhiếp chính của Pháp trong 20 năm (1560-1580); bà đã thúc đẩy và quảng bá nghệ thuật Ý tại triều đình Pháp. Quá trình này đã diễn ra sự giao thoa văn hóa giữa 2 nước. Và đây chính là nguyên nhân các từ mượn của Italia bắt đầu thâm nhập và được sử dụng rộng rãi ở Pháp.
Dưới đây là một số trường hợp cụ thể: alarme, appartement, arabesque, arsenal, bagatelle, balcon, baldaquin, ballet, ballon, balustre, banderole, banque, banqueroute, banquet, barrette,basson,bémol,….
Từ mượn từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha:
Các vương quốc ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã duy trì mối quan hệ thương mại và ngoại giao chặt chẽ. Điều này tạo điều kiện cho sự giao thoa ngôn ngữ.
Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dẫn đầu các cuộc thám hiểm toàn cầu vào thế kỷ 15 và 16. Mang theo từ vựng mới liên quan đến các sản phẩm, động vật. Và khái niệm từ các thuộc địa. Pháp đã tiếp nhận nhiều từ vựng qua các cuộc giao lưu này.
Ví dụ cụ thể : cannibale, canot, caracoler, caramel, casque, castagnette. Cédille, chocolat, cigare, condor, cortes, créole. Écoutille, eldorado, embarcadère, embarcation
Từ mượn từ Đức và Hà Lan:
Khu vực ngày nay là Pháp, Đức và Hà Lan từng là một phần của Đế chế La Mã Thần thánh. Các cuộc giao lưu văn hóa, thương mại và chính trị trong đế chế này tạo điều kiện cho sự trao đổi từ vựng.
Các cuộc chiến tranh và xung đột giữa Pháp với các nước nói tiếng Đức (như Phổ, Áo) và Hà Lan dẫn đến việc vay mượn các thuật ngữ quân sự, chính trị và đời sống.
Ví dụ cụ thể:
Đức: accordéon, allergie, arquebuse, aspirine, auroch, bivouac, blafard, blockhaus,bock, bourgmestre,cobalt,cran, cric, croissant, cromorne, édredon, fifre, foudre, haillon, halte
Hà Lan: aiglefin,amarrer, bâbord,bâcler, beaupré, berne, bière, blocus, boulevard, bouquin, buse,…
Từ mượn tiếng Pháp từ tiếng Anh:
Nhà ngôn ngữ học người Pháp Henriette Walter nhận định rằng tiếng Anh luôn là một “người bạn đồng hành lâu đời” – «vieux compagnon de route» của tiếng Pháp. Thực tế, trong suốt chín thế kỷ, mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ này rất gần gũi. Tuy nhiên, sự giao thoa giữa chúng luôn không cân bằng. Ban đầu, tiếng Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiếng Anh. Nhưng ngày nay thì ngược lại, tiếng Anh đang chiếm ưu thế.
Nói cách khác, sự đóng góp thực sự của tiếng Anh vào tiếng Pháp chỉ diễn ra gần đây trong lịch sử. Có thể nói rằng, trước thế kỷ XVII, ảnh hưởng của tiếng Anh gần như không đáng kể. Chỉ có 8 từ được mượn vào thế kỷ XII, 2 từ ở thế kỷ XIII. 11 từ ở thế kỷ XIV, 6 từ ở thế kỷ XV, 14 từ ở thế kỷ XVI. Sau đó tăng lên 67 từ ở thế kỷ XVII, 134 từ ở thế kỷ XVIII, 377 từ ở thế kỷ XIX và… 2150 từ vào thế kỷ XX.
Ví dụ cụ thể: sport, football, pop, speech, smoking, pickup, email, exit, fake, crash, dancing, deal, design, discount, dressing, drive-in, drugstore, fast food, sandwich, shopping, clown, coach,…
Trên đây là một số kiến thức thú vị về từ mượn tiếng Pháp, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này, hãy tham khảo tại đây nha.
TỔNG KẾT:
Trên thực tế, vay mượn vẫn là một hiện tượng ngôn ngữ xã hội rất quan trọng trong sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ. Các quốc gia nằm cạnh nhau chắc chắn phải chịu sự trao đổi ngôn ngữ.
Mối quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia khiến một số yếu tố nhất định của ngôn ngữ này xâm nhập vào ngôn ngữ khác.
Các khóa học hiện có tại Pháp ngữ Bonjour:
Hiện tại, Pháp ngữ Bonjour có đầy đủ các khóa học phù hợp cho từng nhu cầu của mỗi bạn:
- Lớp Cấp tốc từ A1 đến B2 cho những bạn cần gấp tiếng Pháp;
- Khóa phổ thông cho những bạn có nhiều thời gian hơn;
- Lớp luyện thi cho những bạn muốn ôn trước kỳ thi của mình;
- Khóa giao tiếp cho những bạn muốn sửa phát âm hoặc luyện nói;
- Lớp Online dành cho những bạn ở xa;
Các lớp này đều có các khung giờ phù hợp cũng cho từng nhu cầu. Nếu bạn đang muốn học tiếng Pháp, đừng ngại liên hệ ngay với Bonjour!
Thông tin liên hệ:
Đăng ký ngay để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ 100% với Pháp ngữ Bonjour qua:
- số hotline 0909 939 450;
- fanpage Học tiếng Pháp – Pháp ngữ Bonjour;
- Hoặc mail phapngubonjour@gmail.com;
- Hay đến đăng ký trực tiếp tại 292/12 Cách Mạng Tháng 8, phường Nhiêu Lộc, quận 3, tp.HCM.
Hãy liên hệ ngay với Pháp ngữ Bonjour để được tư vấn miễn phí. Cũng như hoàn tất làm hồ sơ Du học Pháp của bản thân!
Bonjour team