Có thể bạn đã biết “bien” trong tiếng Pháp có nghĩa là “tốt, đẹp”. Nhưng bạn có biết “bien” còn là danh từ giống đực và có nghĩa là “của cải”? Đồng thời cũng có một câu thành ngữ Pháp liên quan đến “bien” mà mọi người hay nói. Đó chính là câu “L’homme crée le bien, le bien ne crée pas l’homme”. Câu này có nghĩa “còn người còn của”.
Phân tích câu L’homme crée le bien, le bien ne crée pas l’homme:
Phân tích chung câu L’homme crée le bien, le bien ne crée pas l’homme:
L’HOMME CRÉE LE BIEN, LE BIEN NE CRÉE PAS L’HOMME l‿ɔm kʁe lə bjɛ̃, lə bjɛ̃ nə kʁe pa l‿ɔm có nghĩa là con người tạo ra của cải, của cải không tạo ra con người. Có lẽ câu giải nghĩa cũng đủ rõ để hiểu. Chúng ta tạo ra của cải nhưng vật chất không tạo nên con người ta.
Dựa theo triết học, con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, là một thực thể sinh vật – xã hội và là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội:
- Về mặt sinh vật, con người là bộ phận của tự nhiên. Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong tự nhiên; chịu sự tác động của các quy luật sinh học tự nhiên. Con người cũng có những nhu cầu tự nhiên giống các loài vật khác. Trong quá trình phát triển của con người, yếu tố sinh vật có trước yếu tố xã hội và sự biến đổi mặt sinh vật sẽ tác động đến sự thay đổi mặt xã hội;
- Về mặt xã hội, con người chỉ tồn tại với tính cách là con người khi được sống trong môi trường xã hội; chịu sự tác động của các quy luật xã hội, các quy luật tâm lý. Bản chất xã hội của con người được hình thành và thể hiện tập trung ở hoạt động lao động sản xuất. Con người muốn thoả mãn nhu cầu sinh vật phải dựa vào lao động sản xuất và yếu tố xã hội góp phần tăng thêm hoặc làm giảm đi sức mạnh của yếu tố sinh vật.
Phân tích chi tiết:
- L’HOMME l‿ɔm là danh từ giống đực, có nghĩa là “con người”. Ví dụ người đẹp vì lụa sẽ là l’habit fait L’HOMME;
- CRÉE kʁe là động từ CRÉER được chia ở ngôi thứ 3, số ít, có nghĩa là “tạo ra”. Ví dụ anh ấy tạo ra một từ sẽ là Il CRÉE un mot;
- LE BIEN lə bjɛ̃ là danh từ giống đực, có nghĩa là “của cải”. Ví dụ cô ấy có ruộng đất sẽ là Elle a du BIEN au soleil;
- NE … PAS nə…pa là phó từ, có nghĩa là “không”. Ví dụ anh ấy không ăn nữa sẽ là Il NE mange PAS.
Cách sử dụng và các cụm từ liên quan đến créer:
Cách chia động từ:
Présent (hiện tại) | Passé Composé (quá khứ kép) | Imparfait (quá khứ tiếp diễn) | Futur (tương lai) |
je crée
|
j’ai créé
|
créais
|
créerai
|
tu crées | as créé | créais | créeras |
il/on crée | a créé | créait | créera |
elle crée | a créé | créait | créera |
nous créons | avons créé | créions | créerons |
vous créez | avez créé | créiez | créerez |
ils créent | ont créé | créaient | créeront |
elles créent | ont créé | créaient | créeront |
Cụm từ liên quan đến Créer:
-
créer un raccourci = (Informatique) Mettre en place une icône sur laquelle cliquer pour ouvrir un programme. : Tạo một lối tắt;
-
Générer une activité = Créer une activité : Tổ chức hoạt động;
-
Créer une affaire : Lancer une entreprise. : Khởi nghiệp;
-
Faire naître une nécessité = Créer un besoin : Phát sinh nhu cầu;
-
Construire un pont = Créer un pont : Xây dựng một cây cầu;
-
Créer les conditions = Mettre en place les circonstances : Thiết lập các tình huống;
-
Provoquer le chaos = Créer la confusion : Gây ra hỗn loạn;
-
Créer un contexte = Former une situation : Hình thành một tình huống;
-
Provoquer un fossé, un écart = Créer un gouffre : Tạo ra một khoảng trống;
-
Créer une habitude = Engendrer une coutume : Tạo một tùy chỉnh
06 lời khuyên ghi nhớ từ vựng:
1. Sử dụng những từ mới:
Học những từ mới ở đây không có nghĩa là tra từ điển mỗi tối trước khi đi ngủ. Mà mỗi khi bạn gặp những cụm từ – biểu thức mới, hãy sử dụng chúng! Cố gắng đưa vào trong câu văn (giao tiếp) của bạn. Hiển nhiên cần phải kiểm tra cách sử dụng chính xác của những từ đó ở mỗi hoàn cảnh hay cách phát âm đúng. Nhưng trên hết chính là không để quên những từ mới này.
2. Đừng ngại mắc lỗi sai:
Rất nhiều bạn học ngoại ngữ hạn chế sử dụng từ vựng mới chỉ vì họ sợ mắc lỗi. Học ngoại ngữ, cũng giống như chơi piano vậy. Chúng ta phải mắc lỗi lúc bắt đầu vì lỗi sai sẽ giúp bạn tiến bộ hơn. Thật vậy, hãy để ý, bạn sẽ có xu hướng nhớ từ bạn dùng sai nhiều hơn là các từ vựng được sử dụng hoàn hảo ngay từ bắt đầu.
Nếu bạn nói “un maison” thay vì “une maison”, đừng ko lắng! Người nghe vẫn sẽ hiểu được bạn đang muốn nói gì.
3. Mở rộng vốn từ vựng của bạn:
Học một ngôn ngữ nhất thiết sẽ phải liên quan đến việc tiếp thu từ vựng. Việc làm giàu vốn từ vựng cho bạn không chỉ phong phú về từ ngữ mà còn giúp ích cho những bài viết của bạn. Các bài ấy sẽ càng thêm ấn tượng với người đọc.
Ngôn ngữ Pháp rất phong phú với vô số từ đồng nghĩa, nhưng cũng có nhiều từ đa nghĩa, tùy vào mỗi hoàn cảnh sẽ có cách hiểu khác nhau. Ví dụ, cần phải ghi nhớ “livre” cũng như “bouquin” vì hai từ này được sử dụng thường xuyên. Nếu một lúc nào đó bạn quên từ “livre” bạn có thể sử dụng từ “bouquin” cho nghĩa tương tự. Thật hữu ích phải không?
Cuối cùng, cũng rất quan trọng, chính là điểm từ vựng cho các bài viết của bạn luôn luôn tồn tại. Việc bạn tránh lặp lại từ càng nhiều càng tốt trong một văn bản bằng cách dùng các từ đồng nghĩa sẽ ghi điểm rất cao.
4. Hãy đọc !
Làm như thế nào để mở rộng vốn từ vựng của mình? Một trong những cách hay nhất chính là “đọc”. Bằng cách đọc, bạn có thể “chụp hình lại” các từ vựng cũng như ghi nhớ cách viết của từ đó.
Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, hãy chọn cho mình những đoạn văn hoặc bài viết cho phép bạn làm giàu thêm từ ngữ của mình. Nên ưu tiên chọn những văn bản đơn giản và không quá dài ở điểm xuất phát. Sau đó nâng cao độ khó lên một cách từ từ.
Tương tự, nếu bạn đang học sách (giáo khoa) Pháp. Bạn có thể đọc đi đọc lại đoạn hội thoại hoặc văn bản khó mà bạn đã xem ở trên lớp. Việc ôn luyện như thế này chưa bao giờ vô ích!
5. Hãy viết!
Cũng giống như lời khuyên đầu tiên, việc sử dụng những kiến thức mới (thu nạp) sẽ giúp bạn lưu giữ chúng tốt hơn. Bạn có thể viết một đoạn văn ngắn hoặc hội thoại hay đơn giản là nhật ký ngày. Tất nhiên, bạn nên sử dụng những từ bạn mới học trong bài viết của mình rồi. Nếu bạn còn sợ chưa ổn, giáo viên tiếng Pháp của bạn sẽ giúp bạn!
Một lần nữa, chúng ta luôn cố gắng lặp lại các từ mới (bằng cách sử dụng nhiều), kiểm tra cách dùng của chúng và ghi nhớ chữ để viết đúng chính tả.
6. Sử dụng các phương tiện để học (như ứng dụng, mạng xã hội…)
Bạn có thể ôn luyện từ vựng của mình bằng cách theo dõi kênh fanpage của Pháp ngữ Bonjour hoặc website phapngubonjour.com mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng các ứng dụng như Anki, Duolingo… Các kênh mạng xã hội sẽ liên tục cập nhập các bài về từng vựng mỗi ngày. Còn các ứng dụng sẽ có các loại flashcards để bạn tìm từ.
Bằng cách học theo các lời khuyên trên, việc học ngôn ngữ của bạn đảm bảo sẽ tiến bộ nhanh chóng.
Nguồn: Bonjour Team