Sách Pháp “Chỉ cần có nhau” – Review

"Giọng nói của con người là đẹp nhất trong tất cả các nhạc cụ, là âm thanh xúc động nhất..." - trích dẫn sách Pháp "Chỉ cần có nhau".
Nội dung bài viết

“Giọng nói của con người là đẹp nhất trong tất cả các nhạc cụ, là âm thanh xúc động nhất…” – trích dẫn sách Pháp “Chỉ cần có nhau”.

Sơ lược về sách Pháp “Chỉ cần có nhau”:

“Chỉ cần có nhau” hay đúng hơn là ENSEMBLE C’EST TOUT của tác giả Anna Gavalda được xuất bản vào năm 2004. Anna Gavalda là nữ tác giả văn học hiện đại Pháp. Hiện cô vừa viết tiểu thuyết vừa làm giáo viên tiếng Pháp. Các tác phẩm đã được chuyển qua tiếng Việt của cô bao gồm:

  • Je voudrais que quelqu’un m’attende quelque part (giá đâu đó có người đợi tôi);
  • 35 kilos d’espoir (35 kí lô hy vọng);
  • ENSEMBLE C’EST TOUT (chỉ cần có nhau);
Tóm tắt:

CHỈ CẦN CÓ NHAU là câu chuyện kể cuộc sống của những người (cảm thấy) có địa vị thấp kém trong xã hội. Đó là cô nàng Camile. Cô lao công suốt ngày quần quật với công việc cực nhọc ở những nơi bẩn thỉu để kiếm tiền mưu sinh qua ngày. Là Franck. Một đầu bếp ở nhà hàng làm những món sốt liên tục cho nhà hàng này đến mệt mỏi. Là Filibert – một kẻ vô công rỗi nghề với sự khó ưa cũng như đáng thương toát ra ngay từ việc đi đứng. Và cuối cùng đó là một bà già lẩm cẩm, đãng trí, vừa làm bà vừa làm mẹ tên Paulette. Tất cả đều là những con người sống chân thật với nhau. Ngoại hình không được xuất chúng và nét khổ cực luôn tồn tại trên con người họ.

Sách Pháp "Chỉ cần có nhau"
bìa sách
Thông tin về nhân vật:

ENSEMBLE C’EST TOUT là một câu chuyện tình yêu gần 600 trang. Câu chuyện ấy không phải liền mạch từ đầu cho đến cuối. Lời của truyện này ngắn gọn, giản đơn.

Là nỗi đau của Franck khi bị mẹ bỏ rơi đến hai lần và một tuổi thơ bị tổn thương đến mức chỉ muốn chôn vùi;

Là Camille với một bà mẹ bị trầm cảm. Mẹ cô luôn muốn tự tử còn người cha cô yêu đã bị chết trong một tai nạn thảm khốc. Thật ra cô có tiền nhưng cô không muốn xài vì đó là tiền “máu” của cha cô, một bảo hiểm sau tai nạn;

Là anh chàng “hầu tước” bị giáo dục nhầm thế kỷ Filibert khó hòa đồng được với thế giới anh sống;

Là người phụ nữ già chịu cam khổ, giấu đi tất cả nỗi buồn qua nếp nhăn thời gian Paulette.

Họ, gần như sống gấp gáp để vùi mình dưới dòng chảy thời gian. Họ nghèo đói đến thảm hại. Và rồi, họ nương tựa vào nhau, bằng yêu thương dành cho nhau.

Đôi vài cảm nhận:
  • Anna Gavalda đã dẫn dắt người đọc đi theo góc nhìn bao dung và tinh tế của cô trước số phận con người. ENSEMBLE C’EST TOUT không phải là một câu chuyện cổ tích. Mà là câu chuyện thật ở một góc đời ta chưa từng biết. “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Họ tuy có nghèo nhưng không có nghĩa họ cần sự thương hại. Họ chỉ cần được hiểu về mình mà thôi. Sự xích lại gần nhau đó đã khiến họ hiểu hơn về bản thân. Về người bên cạnh mình và những hy vọng đã lóe lên đâu đó…;
  • Tạp chí Elle đã nhận xét: “Gần 600 trang sách sẽ khiến chúng ta mỉm cười, trái tim chúng ta thắt lại, thậm chí tan vỡ, rồi chúng ta cười sảng khoái”;
  • ENSEMBLE C’EST TOUT là một câu chuyện nhẹ nhàng. Tác phẩm của Anna Gavalda được đánh giá thường mang chất hài hước một cách tự nhiên trong mỗi quyển tiểu thuyết. Thực vậy, những điều cảm động xuất phát từ những chi tiết thật giản đơn. Chân thực giống như chiếc mũ cùng cái khăn mà bà Paulette đã cặm cụi ngồi đang trong trại dưỡng lão tặng Camille. Mọi điều trong cuộc sống đã được miêu tả một cách nhẹ nhàng mà chân thực qua tác phẩm này.

Mon

BONJOUR TEAM

BONJOUR TEAM

Pháp Ngữ Bonjour là ngôi nhà chung cho những ai yêu tiếng Pháp - Văn hóa Pháp.Tổ chức giáo dục đào tạo tiếng Pháp từ căn bản đến nâng cao (Online - Offline)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký để được tư vấn lịch học

* Vui lòng ghi chính xác số điện thoại để bộ phận lớp học liên hệ xác nhận việc đăng ký của bạn.

error: Content is protected !!

Gửi thông tin thành công

Đăng ký tư vấn khoá học